Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Đặc sản cua miền Tây tăng giá mạnh

Hiện tại, giá cua tăng 50-60%, lên mức cao nhất trong năm. Nông dân nuôi cua rất phấn khởi vì thị trường tiêu thụ mạnh, sản lượng bao nhiêu cũng không đủ cung cấp.

Cua gạch đang được bán với giá cao nhất 520.000-580.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với mức 250.000 đồng/kg một tháng trước. Cua loại 2 cũng tăng 130.000 -150.000 đồng/kg so với 1-2 tháng trước, lên mức 320.000 đồng/kg. Người nuôi hào hứng cho biết, chi phí đầu tư nuôi cua không quá tốn kém, chỉ rót tiền vào con giống, thức ăn mà lại thu lời tương đối.

Niềm vui của người nuôi cua Đất Mũi khi giá tăng mạnh. Ảnh: Ngọc Trinh.

Anh Trần Văn Nhân, nuôi cua tại xã Đông Thới, huyện Cái Nước, Cà Mau chia sẻ hơn một tháng trước, giá cua cứ "im lìm", anh tưởng thất thu. Nhưng gần đây, loại hải sản này lại tăng giá mạnh. Gia đình anh Nhân có diện tích đất canh tác gần 2 ha. Một năm ngoài nguồn thu chính từ tôm sú nuôi quảng canh, anh còn có thêm 200-300 triệu đồng từ nuôi cua.

Tại xã Đông Thới, mô hình nuôi cua thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Chính quyền địa phương đã vận động bà con ấp Kinh Lớn thành lập Tổ hợp tác nuôi cua thương phẩm 2/9.

Ông Nguyễn Minh Phồi, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi cua phấn khởi cho hay giá cua đang tăng mạnh. Vừa rồi, nông dân đã thu hoạch một đợt nhưng giá vẫn còn tăng. Do đó, các thành viên trong tổ hợp tác quyết định đợi đến cuối tháng 3 này sẽ cho thu hoạch dứt điểm.

"Tổ hợp tác có diện tích hơn 29 ha. Trung bình mỗi hộ hơn 1 ha còn hộ cao lên tới cả chục ha. Vụ thu hoạch gần nhất, chỉ vài ngày mà mỗi gia đình nắm trong tay hàng chục triệu đồng", ông Phồi nói. 

Theo ông, nếu giá cua cứ giữ ở mức hiện tại, nhiều người nuôi nhiều có thể lãi trên 300 triệu đồng/ha. Ông Phồi cho biết người nuôi đã để dành cua, chờ được giá mới thu hoạch nên khi trúng mùa thì niềm vui càng lớn.

Cua ở Cà Mau được nhiều người biết đến do thịt chắc, thơm ngon. Ảnh: Ngọc Trinh.

Riêng xã Trần Thới có tổng diện tích nuôi cua hơn 2.000 ha, lớn nhất nhì của huyện Cái Nước. Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 9 âm lịch là bà con vét sạch vụ cua trước, thả vụ mới để canh bán trong dịp Tết và sau Tết.

Ông Đoàn Văn Chính, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cái Nước (Cà Mau) cho biết, diện tích nuôi cua toàn huyện đạt trên 6.000 ha, tập trung nhiều ở các xã Trần Thới, Đông Thới... Năm nay thời tiết thuận lợi, cua nuôi được mùa, bà con đang thu hoạch rộ.

Anh Đinh Quốc Toàn, một thương lái đang thu mua cua tại huyện Năm Căn. Anh cho biết sau khi thu mua sẽ mang bán cho các vựa, nhà hàng lớn ở TP HCM và khắp các tỉnh miền Tây. Vào lúc cao điểm, bình quân mỗi ngày anh gom gần 2 tấn bỏ mối, thu lãi khoảng 5-7 triệu đồng.

“Đúng chất cua Cà Mau mình chuyển đi, người vùng khác thích lắm. Con cua được nuôi ở nước phèn mặn, chậm lớn hơn nhưng thịt chắc hơn, thơm ngon. Đặc biệt, nơi đây còn xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng lớn”, anh Toàn niềm nở chia sẻ. 

Thông tin liên hệ:

Tel: 0125 558 3855 - 01654 834 438
Add: thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. 
Tham khảo thêm: http://cuanamcan.blogspot.com

Thời của 'cua khổ sai'

“Anh T. hả, giá cua lúc này thế nào?”, tôi alô hỏi một vựa cua ở Cà Mau và đầu dây bên kia trả lời: “Anh hỏi cua gì, cua gạch hay cua y? Cua dây hay không dây? Dây 12, dây 14 hay cua đạp giá nó khác...”.
Mới nghe qua đã chóng mặt vì đủ loại cua, nhưng kỳ thực sự phân loại đó đều dựa vào lượng dây nhiều hay ít.

Từ Cà Mau, Bạc Liêu...


Lời chào hàng có phần thẳng thắn ấy của chủ một vựa cua ở xã Hòa Tân (TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) làm chúng tôi không khỏi ngớ người. Hỏi một anh bạn nhiều năm làm nghề lái cua ở xã Tạ An Khương Nam (H.Đầm Dơi, Cà Mau), chúng tôi mới hiểu “thuật ngữ” của các cơ sở trói cua ở đây.

Cua chỉ thật sự gọi là “cua dây” khi những con cua này phải chịu “trói đẹp” của người bán. “Cua dây 14 là 1 kg cua sau khi trói tăng lên 1,4 kg, cua dây 12 là 1 kg cua sau khi trói tăng lên 1,2 kg, còn cua đạp thì phải... đạp xuống chân để trói, trói mút mùa, lên 15, 16 thậm chí 1 kg cua ra 2 kg dây cũng được”, một lái cua giải thích.

Khác với việc bơm tạp chất vào tôm, bơm nước vào gia súc, việc trói cua để tăng trọng lượng ở nhiều vựa cua được xem là chuyện... hiển nhiên.
Con cua này nặng 450 gram. Khi tháo bỏ dây buộc chỉ còn 350 gram.
“Cua dây thường có giá rẻ hơn cua không dây 30.000-50.000 đồng/kg, người mua có quyền lựa chọn mua hay không. Cua trói dây để bán cho những người thích... giá rẻ. Nhưng thực tế sau khi trừ hao dây, giá nó cũng vậy, thậm chí ham mua cua rẻ có khi còn lỗ”, M., một người mua bán cua, cố gắng bao biện việc làm ăn của anh ta.

Để chứng minh mình chẳng có gì giấu giếm, M. đưa chúng tôi đến một khu vực tập trung nhiều vựa cua trên địa bàn xã Hòa Thành (TP Cà Mau). Các cơ sở này trở nên nhộn nhịp hẳn lên khi có mặt đội ngũ trói cua mướn.

Họ bình thản trước sự xuất hiện của người lạ. Cua được các lái mua gom khắp nơi về bán lại cho vựa. Vựa sau khi phân loại thì giao cua đến bộ phận trói. Dây trói phần nhiều là vải thun, được ngâm trong những thùng chứa hồ (bột năng pha) và bùn cát.

Những con cua sau khi bị “gông cùm” bởi những sợi dây quá cỡ sẽ được cho vào thùng xốp, để từ đây lên xe đi các nơi. “Ở đây trói như thế là 'vừa', nhưng đi các nơi nhiều khi người ta tiếp tục trói, mình không kiểm soát được”, một chủ vựa cua phân trần.

Một thời gian dài trước đây, việc làm dây trói cua đã mang lại sự sung túc cho nhiều hộ dân sống ven quốc lộ 1 trên địa bàn huyện Giá Rai (Bạc Liêu). Người dân ở đây ban đầu chỉ làm dây lác giập, ngâm nước rồi bó từng bó bán cho các vựa cua ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng...

Làm ăn được thời gian, nhiều người đã nghĩ cách ngâm dây với nước pha lẫn bùn, cát. Nhiều vựa cua thấy lợi nhuận tăng lên từ việc làm gian dối này cũng đặt hàng làm “dây trói tăng trọng”.

Tuy nhiên, sau này nhiều người bán cua trói đã ít dùng dây lác, mà mua vải vụn ở các cơ sở may công nghiệp về ngâm tẩm với hồ, cát để tăng trọng. Vì vải ngậm nước nhiều hơn, hút bẩn nhiều hơn nên nặng hơn dây lác.

Ông Nguyễn Minh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Bạc Liêu, cho biết, mấy năm trước đơn vị này từng phối hợp với cơ quan truyền thông lên tiếng, nhằm dẹp chuyện “cua khổ sai”. Mặt khác, ông cũng cử lực lượng kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở mua bán cua không được làm ăn gian dối.

“Nhưng chúng tôi chỉ nhắc nhở vì rà lại các quy định thì không có quy định nào phạt hành vi bán cua trói dây lớn cả. Đây không phải hành vi gian lận hay đưa tạp chất vào cua. Bây giờ chỉ còn trông vào lương tâm người bán”, ông Trung thở dài ngán ngẩm.

Cua buộc dây to đùng tại chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình, TP HCM).

... đến TP HCM


Ghé vào một vựa hải sản trên đường song hành (xa lộ Hà Nội, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức) hỏi mua sỉ cua về bán lẻ, nhân viên vựa này nhanh nhảu lật từng thùng xốp đựng cua (cua được buộc chặt bằng dây nilon to bằng ngón tay cái), giới thiệu: “Ở đây toàn cua Cà Mau, có bốn loại giá 260.000-380.000 đồng/kg. Nếu lấy sỉ thì giá mềm hơn”.

Bà T., chủ vựa, nằm lắc lư trên võng ghi số điện thoại đầu mối cung ứng cua và nói: “Nếu mua sỉ với lượng lớn chỉ cần điện thoại khoảng vài giờ là có hàng. Giá thì có bốn mức, nhưng còn tùy theo dây bự hay dây nhỏ. Cua 3 lạng (0,3 kg) dùng dây khác, cua lớn hơn dùng dây khác, đối với cua biển là phải coi dây”.

Theo bà này, để ăn gian trọng lượng, hiện nay từ vựa đến các điểm bán lẻ ngoài đường đều sử dụng dây buộc. Có bốn loại dây thông dụng là dây vải, dây chuối, dây nilon và dây dừa. “Buộc dây vải ngấm nước nhiều nên nặng hơn dây dừa và dây chuối. Khi đã buộc các loại dây này thường ăn gian trọng lượng cua được 2 lạng, thậm chí cả nửa ký”, bà này khẳng định.

Theo bà T., bây giờ muốn lấy sỉ 1 kg cua mấy lạng dây đều có hết. “Nếu lấy bán thì lấy cua buộc dây vừa thôi, 1 kg cua chừng 2-3 lạng dây, dây bự quá khó bán. Cứ tính toán kỹ, muốn lấy cua buộc dây như thế nào thì thông báo cho mối họ sẽ tự cuốn dây. Muốn 4 lạng người ta làm 4 lạng, muốn nửa ký người ta làm nửa ký, muốn nhiêu người ta 
cuốn dây nhiêu à”, bà này bật mí.

Vừa quảng cáo, bà này chỉ vào trong thùng xốp đựng cua của vựa khẳng định: “Cua đó buộc dây phải chiếm 2-2,5 lạng do cuốn dây nilon nên nhẹ hơn, bán ra lời ít nhất 50.000 đồng/kg”.

Lấy lý do để xem trọng lượng thật của cua là bao nhiêu, chúng tôi mua hai con cua buộc dây nilon, và yêu cầu bà T. cân thử. Hai con cua trên có trọng lượng 4,5 lạng, sau khi tháo dây cân chỉ còn 3 lạng.

Tại sạp bán hải sản của ông Bản (chợ Phạm Đăng Giảng, quận Bình Tân), khi tôi hỏi mua cua thì ông Bản báo giá 160.000-190.000 đồng/kg tùy loại. Thấy cua buộc dây nilon, dây vải, dây lác có độ dày khác nhau, tôi thắc mắc thì ông Bản giải thích “cua càng lớn thì buộc dây càng dày để khỏi bị sổng”.

Tôi tiếp tục hỏi cắc cớ: “Dây dày quá liệu có đủ trọng lượng cua không? Có thể tháo dây ra cân cho tôi được không?”. Ông Bản trả lời: “Muốn tháo dây ra cân cũng được nhưng giá bán sẽ khác, 300.000-380.000 đồng tùy loại... ”.

Ông Bản khẳng định: “Tôi chỉ bán lẻ, cua và giá đã định sẵn vậy rồi, cậu mua ở đâu cũng thế...”.


Buộc dây là... thông lệ


Anh N.N.H., giám đốc công ty kinh doanh hải sản ở quận 12, khẳng định việc buộc dây tăng trọng lượng cho cua đã là “thông lệ” trong giới kinh doanh cua. Anh H. cho biết, cua chủ yếu nuôi tại Cà Mau, Bến Tre được đầu nậu mua tại chỗ.

Quy cách dây buộc cua được các đầu nậu đầu mối thống nhất với nhau. Dây buộc chủ yếu bằng vải, dây nilon hoặc dây lác. Độ dày của dây buộc tùy thuộc vào độ lớn của cua. Chủ yếu phân ra làm hai độ dày dây buộc, tương ứng với cua loại bốn hoặc ba con/kg và hai con/kg. Để tăng trọng lượng, dây buộc cua luôn được nhúng nước, thậm chí nhúng bùn trước khi cân bán. Theo anh H., dây buộc làm tăng thêm 3-5/10 tổng trọng lượng cua.

Anh H. cho biết, nguồn gốc của việc buộc các loại dây có thể thấm nước là để giúp cua không bị khô nước mà chết, giúp cua sống lâu. Tuy nhiên, việc này sau đó bị lạm dụng để tăng trọng lượng. Anh H. cho biết khi mua, các đầu nậu đầu mối tại các tỉnh đã buộc sẵn cua theo quy cách, rồi xuất bán đi các tỉnh thành miền Đông Nam bộ (TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương...).

Trước đây, cua đưa lên TP HCM thì các đầu nậu đầu mối thường dùng dây lác, dây vải có nhúng bùn để tăng trọng lượng cua. Tuy nhiên, thời gian sau đó các mối phân phối ở TP HCM yêu cầu không được ngâm bùn, vì mất vệ sinh và không phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Từ đó, cua được buộc dây nilon và không còn tình trạng ngâm bùn.

Với cua xuất bán cho miền Bắc, các đầu mối ở TP Hải Phòng yêu cầu để nguyên cua không buộc dây, đưa ra đó họ tự xử lý hình thức buộc cua và giá. Tuy nhiên, giá cua không buộc dây do đầu nậu cung cấp cho Hải Phòng cao gần gấp đôi giá cua có buộc dây cung cấp cho các tỉnh miền Đông Nam bộ. Anh H. giải thích, “vì dây buộc chiếm gần 
nửa tổng trọng lượng cua rồi”.

Thông tin liên hệ:

Tel: 0125 558 3855 - 01654 834 438
Add: thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. 
Tham khảo thêm: http://cuanamcan.blogspot.com


Chiêu bán cua 1 kg còn 400 gram ở vỉa hè TP HCM

Tại các tuyến đường ở TP HCM như Nguyễn Văn Linh (quận 7) Xa lộ Hà Nội, Đỗ Xuân Hợp (quận 9), quốc lộ 13 (Thủ Đức)... vào mỗi buổi chiều, rất nhiều điểm bán cua với giá rẻ xuất hiện. Trong khi giá cua loại 2 hiện bán tại các chợ 220.000-250.000 đồng/kg thì ở những điểm này, cua Cà Mau chỉ được bán với giá 75.000-120.000 đồng. 

Một điểm bán trên đường Nguyễn Văn Linh (quận 7) treo bảng giá niêm yết 75.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi có khách mua, chủ hàng cho biết giá đó để gây chú ý với người đi đường. Còn mức bán ra thực tế là 120.000 đồng/kg. "Thật ra cũng có cua 75.000 đồng/kg, nhưng là loại ốp, không có thịt", người bán nói. 

Chúng tôi mua 1 kg, được người bán khẳng định "bao cân đủ", nhưng khi mang về, cân lại thì chỉ còn 650 gram. Càng cua được chằng buộc đến 2 lớp dây vải dày nặng đến 250 gram. Như vậy, 1 kg cua ban đầu thực tế chỉ còn 400 gram. 
Một điểm bán cua trên đường Nguyễn Văn Linh (quận 7) chào hàng với giá 75.000 đồng/kg. Ảnh: Zen Nguyễn.
Chủ một đại lý chuyên cung cấp hải sản tươi sống ở chợ đầu mối Bình Điền (quận 8) cho biết, hiện nay, phần lớn cua bán trên địa bàn TP HCM có xuất xứ miền Tây. Các vựa lớn thường buộc càng bằng sợi vải nhỏ hoặc dây nylon. Tuy nhiên, khi đến tay tiểu thương, vì lợi nhuận nên nhiều người đã buộc thêm lớp dây vải dày có ngâm nước, bùn, đất, để gia tăng trọng lượng. 

Anh Quốc Hùng, chủ một quán hải sản bình dân ở TP Phan Thiết, Bình Thuận chia sẻ, với cua, ghẹ, để tránh rụng càng, các vựa hải sản thường dùng dây để buộc. Nhưng vùng biển từ Nha Trang đến Phan Thiết luôn sử dụng dây thun nhẹ, mỏng chứ không ai dùng dây vải.

Anh Hùng nói thêm, hiện tại, ở Phan Thiết, người bán cũng ít dùng dây buộc cua. Các hàng quán luôn có bể nuôi, khách ăn đến chọn tại bể, quán bắt, cân và chế biến luôn. “Chỉ khi cần vận chuyển chúng tôi mới sử dụng dây thun để buộc càng cua, ghẹ”, anh Hùng nói.

Những con cua được buộc nhiều lớp dây vải chằng chịt để tăng trọng lượng. Ảnh: Zen Nguyễn.
Chị Hà, có thâm niên bán cua hơn 10 năm tại chợ Phước Bình (quận 9), chia sẻ, hiện nay, các hàng bán uy tín không ai sử dụng vải để buộc càng cua, vì dây vải rất dày, nặng, thấm nước. 

Bán hải sản lâu năm, chị Hà và nhiều người cùng nghề không còn lạ với chiêu của các điểm bán trên. "Họ dùng sợi dây vải rất to, nhúng vào chậu bùn, sau đó buộc chằng chịt vào càng cua, để tăng trọng lượng. Con cua 2 lạng thì sợi dây cũng nặng tương đương. Thịt cua này rất bở, hôi, do bị nước bẩn, bùn thấm vào. Cuối ngày, các điểm bán này thường có chiêu ‘xả hàng’, rẻ giá nào cũng bán, bởi cua chết, thịt càng hôi. Không có lý do gì cùng một loại sản phẩm mà giá lại rẻ bất thường”, chị Hà nói.

Từng mua phải cua “nặng ký” này ở vỉa hè, bà Minh, một khách hàng cho biết, cách đây nửa tháng, bà mua cua bán ở ven đường Đỗ Xuân Hợp với giá 170.000/kg, rẻ hơn 50.000-70.000 đồng so với trong cửa hàng. 5 con bà Minh mua có cân nặng 2 kg.  Tuy nhiên, về nhà chế biến, tháo sợi dây buộc nặng trịch, bà tò mò cân lại thì 5 con cua chỉ 1,2 kg. “Có sợi dây tôi cân nặng tương đương con cua”, bà Minh cho biết. 

Thông tin liên hệ:

Tel: 0125 558 3855 - 01654 834 438
Add: thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. 
Tham khảo thêm: http://cuanamcan.blogspot.com

Cua 'cởi trói' bán ở Sài Gòn bị hét giá gấp đôi

Tại TP HCM, giá bán cua tại các điểm luôn không thống nhất mà mỗi nơi một mức. Giá được quyết định bởi sợi dây buộc, dây càng lớn cua càng rẻ. Nhưng điều chung của các điểm bán từ vỉa hè cho đến cửa hàng cung cấp hải sản lớn nhỏ là tự đưa ra thông lệ: Khách mua cua không dây phải chịu giá gấp đôi. 

Chủ cửa hàng bán cua biển trên đường Bình Quới, quận Bình Thạnh cho biết, cùng một loại cua nhưng các điểm bán có thể đưa ra nhiều mức giá. Chuyện này là bình thường, vì phụ thuộc vào "dây trói" cua. Cùng kích cỡ, cua Cà Mau tại cửa hàng này phân ra 3 loại, cua buộc dây vải to có giá 180.000 đồng/kg, loại buộc dây vải nhỏ là 250.000 đồng/kg, riêng loại không buộc dây 300.000-350.000 đồng/kg. 
Cua được buộc bằng dây nylon có giá bán cao hơn các loại buộc bằng dây vải. Ảnh: Phan Thảo.

Theo quan sát của phóng viên, loại cua không buộc dây cửa hàng thả vào bể nước, khách có thể tự vớt, sau khi cân, nhân viên bán hàng sẽ dùng dây nylon buộc càng lại cho khách mang về.
Một nhân viên bán hàng chia sẻ thêm, cua thả trong bể là loại khỏe mạnh, sống được 3-5 ngày, còn những con bị trói thường phải bán hết trong ngày, không được để qua đêm, vì cua này rất nhanh chết.
Mấy ngày nay, nhiều người bán cua vỉa hè tại TP HCM bắt đầu tung chương trình "tháo dây" cho cua và bán với mức giá cao gấp đôi. Ghé vào một xe cua bên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, khi chúng tôi đề nghị mua cua không dây, người bán tuyên bố: “Cua có dây buộc giá 120.000 đồng/kg, tháo dây là 250.000 đồng/kg. Ở đây bán đúng kg, bao cân đối chứng thoải mái”.
Thông tin liên hệ:


Tel: 0125 558 3855 - 01654 834 438
Add: thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. 
Tham khảo thêm: http://cuanamcan.blogspot.com

Cua Cà Mau 20.000 đồng/con bán khắp Sài Gòn

Cua biển là loại được bày bán rất nhiều ở hai bên đường từ nội thành ra ngoại ô  Sài Gòn với giá rất rẻ. Cua được đựng trong những chiếc thùng xốp, người bán chỉ bày vài con ra thau nhựa để chào khách. Giá bán là 70.000 đồng/kg (khoảng 2 - 3 con).
Theo tiết lộ của một người bán cua ở quận 7, một trong những cách để tăng trọng lượng cho loại cua này, là dùng những sợi dây vải thun ngâm nước để buộc càng.
Thông thường cua được chủ vựa buộc càng bằng dây nylon.
Để cạnh tranh, các điểm bán không chỉ bày hàng ra sát mép đường như trước đây, mà nhiều người còn giăng biển quảng cáo ấn tượng, thu hút sự chú ý của người đi đường. Giá bán theo kg thường 60.000 - 70.000 đồng, nhưng nếu bán theo con thì chỉ 20.000 - 40.000 đồng/con. Trong khi tại các chợ, giá loại cua này dao động 250.000 - 300.000 đồng/kg.
Cầm cua ra đường để chào hàng, một thanh niên bán cua biển Cà Mau trên đường Điện Biên Phủ, Bình Thạnh khẳng định đây là cua Cà Mau xịn. Anh cho biết, giá cua rẻ là do lấy tận gốc. "Cua được đựng trong các thùng xốp vận chuyển bằng xe đò từ Cà Mau lên, mỗi ngày một chuyến, bán bao nhiêu lấy bấy nhiêu , trung bình mỗi ngày tôi bán hơn 100 con", anh nói.

Trích AARYA LÂM: Tôi là người cà mau và đang nuôi cua. Tôi xin phân tích vài vấn đề có thể xãy ra để có thể có được cua với giá rẽ như thế này như sau: thứ nhất: Đây là dạng cua Xô (cua còn mềm sau khi lột, chưa cứng thân cua), thì cua này thương lái mua rất rẽ. Dạng cua này thường không có nhiều thịt mà còn bọng và nước trong thân rất nhiều. Nhưng chẳng lẻ người mua cua không biết con nào cứng con nào mềm hay sao? Vô lí. Ngược lại nếu cua cứng thân mà chắc ăn có sự tác động bằng hóa chất của con người nên cua mới cứng thân được và giá rẽ như thế này. Thứ 2: Rất vô lí, người bán nói mua tận gốc nên giá rẽ ư? Chắc ăn là vô lí tiếp. Cập nhật thông tin giá thương lái mua tận nhà ngày 3/7/2014 thì dạng cua này giá 45k/kg rồi. Thứ 3: Cua này có xuất xứ từ quốc gia khác không phải ở VN chẳng hạn: Trung Quốc. Tóm lại: Cơ quan chức năng nên vào cuộc để tìm hiểu tại sao Cua giá lại rẽ như thế này, nhằm tránh tình trạng ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng nếu trong Cua có Hóa Chất Độc Hại.
 Thông tin liên hệ:
Tel: 0125 558 3855 - 01654 834 438
Add: thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. 
Tham khảo thêm: http://cuanamcan.blogspot.com

Vựa cua miền Tây mất bạc tỷ vì thương lái Trung Quốc

Chị Lê Việt Triều, chủ vựa thu mua cua Trang Tùng (xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) bị mất khoảng 200 triệu đồng. Chỉ trong mấy ngày, một kẻ lừa đảo đã vét sạch mấy tấn cua của nhiều hộ kinh doanh tại xã Vĩnh Hậu, trị giá hơn 1 tỷ đồng.

Chị Triều cho biết, ông Tiến (thương lái) thông qua ông Trương Văn Lập (cũng là chủ một vựa cua địa phương) gom cua rồi bán lại cho thương lái Trung Quốc. Trong 4 ngày, từ 14 - 17/10/2012, ông Lập thu gom cua của chị Triều hàng ngày 500kg để giao cho ông Tiến, tiền bạc thanh toán sòng phẳng. Đến 18/10/2012, ông Tiến trực tiếp gọi điện cho chị Triều, nói mua với số lượng lớn hơn trước, không thông qua ông Lập nữa. Lần này, chị Triều giao gần 800kg cua, giá trị 200 triệu đồng.
Qua ngày hôm sau (19/10/2012), ông Tiến nói chị Triều mua gấp đôi, sẽ thanh toán luôn cho cả 2 ngày 18 và 19. Lần này, chị Triều thu mua hơn 1 tấn cua để chuyển cho ông Tiến, nhưng chờ mãi không thấy thương lái đến, cũng không thấy ông Tiến nói chuyện trả tiền, liên hệ thì điện thoại bị tắt máy. Mấy chủ vựa cùng xã cho hay ông Tiến đã cao chạy xa bay. Chị Triều thiệt hại thêm gần 150 triệu đồng do cua đã thu mua không bán được, một số thì chết, một số phải bán rẻ cho người dân.

Tương tự như vậy, ông Lập bị lừa 600 triệu đồng cho 4 lần giao cua cho Tiến. Ông lập nói: “Vì ông Tiến có thuê vuông nuôi tôm gần vựa của tôi nên cũng tin tưởng. Ổng ta nói cua ở đây rẻ, nên muốn cùng tôi thu gom mang lên Sài Gòn và mang ra nước ngoài bán có giá hơn, tiền lời chia đôi”.
Trong khi những chủ vựa ở Vĩnh Hậu bị lừa “méo mặt” thì tại thị trấn Hòa Bình (huyện Hòa Bình), người dân được ăn cua đại hạ giá đến phát… ngán. Một người dân kể: “Mấy hôm trước, có một thương lái (là ông Tiến) thuê căn nhà trong hẻm để xuống cua và nhờ buộc dây cua. Tại đây ông Tiến bán cua gạch son với giá 80.000 - 100.000 đồng/kg. Bà con thấy rẻ nên thi nhau mua về ăn, ngày nào cũng ăn đến phát ngán. Trong khi đó, cua gạch ở thị trường có giá 200.000 - 220.000 đồng/kg”.

Nhiều người cho biết ông Tiến toàn ngồi trên xe du lịch sang trọng để tạo tin tưởng cho người khác, nhưng qua xác minh xe này chỉ là xe thuê. Ông Tiến thu mua cua với giá 220.000 đồng, giá bán còn phân nửa, nhưng ông này không phải mất tiền nên bán với giá bao nhiêu cũng có lãi.
Các chủ vựa bị lừa làm đơn gửi cơ quan điều tra để được giúp đỡ. Ban đầu, cơ quan điều tra xác định đây là vụ lừa đảo và đang cho tiến hành làm rõ. Ngày 7/1, Thượng tá Dương Tứ Phương, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Đơn vị đang điều tra, nhưng chưa phát hiện đối tượng. Chúng tôi chờ các bị hại củng cố thêm chứng cứ”. Trong vụ án này, cơ quan điều tra xác định có dấu hiệu thương lái người Trung Quốc đứng đằng sau.

Du khách kiêm lái buôn

Ở thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, nhiều thương lái Trung Quốc núp bóng khách du lịch để thu mua cua ở các vựa. Những người này đã lừa các chủ vựa hơn 10 tỷ đồng trong năm 2012. Hồ sơ vụ án đã chuyển đến công an huyện thụ lý.
                                                 Ông Trương Văn Lập bị mắc lừa do cả tin một thương lái dỏm.
Thiếu tá Trịnh Quốc Khải, Trưởng Công an thị trấn Năm Căn, cho biết có 7 người Trung Quốc đang ở địa phương. 4 người thuê khách sạn, số còn lại thuê nhà dân trong vùng để ở. Họ có đủ giấy tờ tùy thân, hộ chiếu du lịch thời hạn 6 tháng, nhưng thực tế họ đang mua cua để đưa sang Trung Quốc. Cua gạch son, hiện tại họ mua khoảng 500.000 đồng/kg. Ngoài huyện Năm Căn, có khoảng 40 thương lái Trung Quốc núp bóng du khách đi mua của ở các huyện khác trong tỉnh như Đầm Dơi, Trần Văn Thời, Ngọc Hiển…

Các thương lái người Trung Quốc giao dịch với lái cua địa phương theo kiểu thuận mua vừa bán, không có giấy tờ gì để làm bằng chứng. Người mua, người bán thỏa thuận giá xong, cua chuyển lên TP.HCM và nhận tiền. Từ TP.HCM cua được chuyển sang Trung Quốc. Các bác xe ôm ở thị trấn kể lại, thương lái Trung Quốc thuê người giỏi tiếng Hoa ở thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) làm trung gian giao dịch.

Ông Trang Minh Hiển (41 tuổi), một trong những chủ vựa cua ở thị trấn Năm Căn, kể ông bị mất 500 triệu đồng vì tin một phụ nữ trên 30 tuổi tên A Kiều. A Kiều nói rành tiếng Việt, quê Phúc Kiến, Trung Quốc, nói mua chịu của ông một ngày, ngày thứ 2 sẽ thanh toán, nhưng sau đó thì biệt tăm. Ông Hiển đã sang Trung Quốc tìm gặp “đối tác” A Kiều, nhưng chỉ gặp chồng của người này. 

Ông này cho biết đã ly hôn với A Kiều, hiện bà này đang thu mua cua ở Indonesia.
Sau khi mắc lừa, các lái cua ở Năm Căn đã cảnh giác hơn. Họ chỉ cho lái buôn Trung Quốc mua chịu (gối đầu) trên dưới 20 triệu đồng/ngày. Còn ông Huỳnh Vũ Phong, Chủ tịch UBND huyện Năm Căn, cho biết: “Để ngăn chặn nạn lừa đảo, huyện đã chỉ đạo các địa phương không cho du khách mua bán cua với số lượng lớn”.
Theo Infonet

Thông tin liên hệ:
Tel: 0125 558 3855 - 01654 834 438
Add: thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. 
Tham khảo thêm: http://cuanamcan.blogspot.com

Cua Năm Căn - Cua Biển Cà Mau

THỰC HƯ CHUYỆN CUA BIỂN CÀ MAU GIÁ RẺ


 Dạo quanh thị trường hải sản, cụm từ “cua biển Cà Mau” với giá vô cùng rẻ được quảng cáo  khắp nơi từ chợ, lề đường, các vựa đến nhà hàng và thậm chí các bạn bán cua online. Giới thiệu về chất lượng, size cua, dây trói là như nhau nhưng bảng giá thì vô chừng, mỗi nơi một giá, chênh lệch khá nhiều. Làm khách hàng hoang mang, không biết đâu là cua chất lượng để thưởng thức.

Các chủ vuông chèo xuồng giở rập cua bắt cua
Thị trường cua biển tại Cà Mau:

Thị trường cua biển tại Cà Mau hiện nay đang bị thương lái Trung Quốc và Hồng Kông thu mua ráo riết, thêm vào đó năm nay nguồn nước xấu nên sản lượng cua không được nhiều. Mặt khác, do thương lái TQ và HK cố tình bắt giá cao để phá giá thị trường. Vì vậy cua biển tại Cà Mau khan hiếm, giá thành dội lên rất cao.

Hình ảnh những vuông cua quê tôi
Thực hư chuyện cua biển Cà Mau giá rẻ:

Do giá cua thị trường tại Cà Mau rất cao, nên việc bán ra cua biển Cà Mau với giá thấp là không thể xảy ra, không người đi buôn nào lại chấp nhận buôn lỗ cho khách hàng (cái này chắc ai ai cũng biết nhỉ).  Có chăng là mác cua biển Cà Mau nhưng chất lượng là cua các tỉnh khác.

Trên thị trường hiện nay không chỉ có cua biển Cà Mau mà còn có cua biển Cần Giờ, Hà Tiên, Bến Tre …. giá thành lại thấp vì chất lượng không được như cua Cà Mau. Mỗi nơi, mỗi vùng cua sẽ có chất lượng khác nhau, chỉ trong một tỉnh Cà Mau, nhưng cua các huyện ở Cà Mau chất lượng còn khác nhau nói chi là các tỉnh khác đặc biệt là huyện Năm Căn được xem là cua ngon nhất, chất lượng nhất ở Cà Mau. Chất lượng cua nằm ở nguồn nước. Cua Cà Mau được may mắn thiên nhiên ưu đãi nên nguồn nước nuôi lớn những con cua chất lượng hơn, giàu protein, thịt chắc, ngọt dai, gạch béo ngậy, hương vị rất đậm đà, rất riêng. Trong khi  đó, cua các tỉnh khác hàm lượng protein cũng cao nhưng có vị hơi mặn của nước biển, không được ngọt, không đậm đà. Đó là lý do vì sao cua Cà Mau được nổi tiếng, ai ăn rồi là sẽ không bao giờ quên được mùi vị của nó.

Cua biển Cà Mau
Cua biển Cà Mau và cua biển các tỉnh khác về bề ngoài rất khó phân biệt, đến những người sành ăn còn bị nhầm lẫn với cái nhìn bề ngoài của nó và khi được thưởng thức họ mới có thể phân biệt được cua của vùng nào.

Là người con Đất Mũi, thấy danh tiếng đặc sản quê hương đang bị lợi dụng để kinh doanh trá hình tôi rất buồn. Nếu như cua Cà Mau hiện nay khan hiếm, giá cao, kinh doanh không lời thì có thể chuyển sang kinh doanh kèm theo cua của các tỉnh khác, nhưng không nên kinh doanh cua nào cũng gắn mác CUA NĂM CĂN - CUA BIỂN CÀ MAU để bán được hàng và có lợi nhuận. Làm như vậy các nhà kinh doanh đã vô tình làm mất đi hình ảnh của món ngon đặc sản Đất Mũi. Nếu những khách hàng chưa từng thưởng thức cua Cà Mau chính gốc, họ mua phải cua không chất lượng và họ sẽ bị ác cảm với cái tên Cua Biển Cà Mau. Rồi dần dần cua biển Cà Mau sẽ bị mang tiếng xấu mất đi cái gọi là đặc sản Cà Mau.

Cua được lựa chọn từng con, bảo đảm cứng mình, cứng yếm, chắc thịt
Khi bước vào nghề, tôi đã được các tiền bối hướng dẫn cách làm, các mánh khóe trong kinh doanh. Để có lợi nhuận, nên trộn cua Cà Mau cùng cua các tỉnh khác, giá thành sẽ hạ xuống và bán ra dễ hơn, dễ cạnh tranh hơn.

Đúng, đã bước vào kinh doanh ai cũng muốn có lợi nhuận, muốn hàng mình được bán ra nhiều hơn,……  và đó là những mánh khóe để sống trong cái thị trường đầy cạnh tranh này.

Nhưng tôi kinh doanh với mong muốn mang đặc sản quê hương đến với khách hàng, phục vụ khách hàng và quan trọng tôi không muốn món ngon đặc sản quê hương bị biết đến với những thành kiến xấu. Cái tâm trong kinh doanh không cho phép tôi làm những việc đó.

 Soạn cua đóng đi các tỉnh
Bằng chứng là cua biển Cà Mau chúng tôi cung cấp hiện nay đã là một hệ thống nhà hàng trên toàn quốc. Sau khi test chất lượng các nhà hàng đã và đang tin dùng. Có một vị khách hàng, chị là quản lý của hệ thống nhà hàng ngoài Hải Phòng, chúng tôi hợp tác với nhau, chị đã nói với tôi:”Thật sự chị trong nghề đã hơn 10 năm, nhưng trước kia chị rất ít ăn cua. Từ khi lấy cua của em, mỗi lần cua về là chị ăn thử chất lượng, đến bây giờ chị nghiện cua mất rồi”.  Rất vui về những lời phản hồi của khách hàng. Tôi với chị cũng chỉ mới hợp tác cùng nhau vài chuyến nhưng  đã để lại ấn tượng tốt với chị. Chị xem tôi như em và tôi rất vui khi được may mắn hợp tác với chị. Thêm vào những phản hồi tốt từ các khách bán lẻ và được kháchhàng tin tưởng, đặt hàng mỗi khi có nhu cầu. Đó chính là nguồn động lực thúc đẩy chúng tôi tiếp tục bước đi trong lĩnh vực này.

Cua được xếp gọn gàng giao các vựa
Thông qua bài viết này, tôi muốn khẳng định lại một lần nữa về chất lượng của đặc sản quê tôi, nếu ai đó vô tình thưởng thức phải cua bị trá hình với mác cua biển Cà Mau thì tôi hy vọng qua đây sẽ giúp các vị khách hàng có thêm kiến thức để tìm chọn thưởng thức được cua ngon chính gốc, so sánh chất lượng và có cái nhìn tốt hơn cho cua biển Cà Mau. Và hy vọng cua biển Cà Mau có thể minh oan cho những tiếng xấu mình bị vạ lây.
Cua Y3 chúng tôi cung cấp trên thị trường. Dây trói là sợivải hoặc dây năng tượng trọng lượng không đáng kể (100gram/kg)
 Thông tin liên hệ:
Tel: 0125 558 3855 - 01654 834 438
Add: thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. 
Tham khảo thêm: http://cuanamcan.blogspot.com